Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Chết chưa hết ... (Death – It is not the end ...)




Ngày còn nhỏ, mẹ vẫn kể tôi nghe những mẫu chuyện cổ tích, có cả những câu hẹn ước vào kiếp sau. Mẹ nói chết không hết, những gì kiếp này chưa được toại nguyện, mình có thể ăn hiền ở lành, tu nhân tích đức để kiếp sau được toại nguyện. Tôi đã tin điều đó rất mực. Khi tôi không được một món quà theo ý muốn,  tôi trích lại một đồng trong phần quà sáng. Nó sẽ được cho người ăn mày ngồi cuối chợ vào ngày hôm sau, để kiếp sau tôi có được những gì kiếp này mình chưa có. Mẹ nói điều mong ước tỷ lệ thuận với các việc thiện. Việc mong ước càng lớn, việc thiện cần phải làm nhiều.
Qua thời thơ dại, cái đầu đã biết nghi ngờ, tôi vẫn tự hỏi thật có kiếp sau để những mong ước của mình được toại nguyện nhờ vào các việc tốt mình làm trong đời, hay đó chỉ là những lời an ủi cho qua nỗi buồn mênh mang?
Người ta nói các vị Lạt ma có thể biết được chỗ đến của mình vào kiếp sau. Một vị Lạt ma, trước khi chết đã nói với một người đệ tử của ông, là ông sẽ gặp lại cô ở thành phố đó. Và trong thân tướng của một đứa trẻ mười tuổi ông đã gặp lại cô, kể cô nghe những gì ông đã nói với cô khi còn là một vị Lạt ma. Nghĩa là kiếp sau không phải chỉ có trong truyện cổ tích, hay trong những tạp luận của các  thánh nhân xưa, báo chí đã nói đến kiếp sau với những sự kiện xảy ra rõ ràng. Nhưng tôi chỉ thật sự hết nghi ngờ, là từ cái ngày gia đình tôi trực tiếp chứng kiến một sự việc xảy ra tại bệnh viện Sài gòn.
 

 Đó là vào khoảng năm 1996 …
Em tôi bị tiêu chảy phải vào bệnh viện cấp cứu. Bên cạnh giường nó là giường của một cô gái còn rất trẻ, chồng là người Đài Loan. Tôi không trực tiếp chứng kiến cảnh cô ta bị ma nhập ra sao, cũng không gặp được cô ta. Nhưng em gái tôi thì chứng kiến được toàn bộ câu chuyện.
Cô gái bị người đàn bà vừa chết tại giường đó nhập vào hành xác. Lúc thì lấy tấm drap quấn ngang cổ xiết chặt, lúc thì tự đánh vào mình la hét. Chỉ có vài lúc cô ta chịu nằm yên, là khi người Đài Loan, tên bạn trai của em tôi đến thăm bệnh. Ngoài ra tất cả đàn ông đều bị la hét và đuổi khỏi phòng.
Theo đối đáp của hai bên thì người đàn bà chết rồi không xa lạ gì với gia đình cô gái. Cũng không phải lần đầu họ vào đây. Đem được về nhà vài ngày, cô ta lại quăng chuông quăng mõ, nhào ra đường cho xe đụng để vào nằm đúng cái giường ấy. Bốn người đàn ông lực lưỡng không giữ nỗi cô ta. Giữa người đàn bà đã chết và gia đình cô gái có một mối liên hệ gì đó không thuận chiều và có liên quan đến người con trai của gia đình đó. Để giải tỏa nỗi thống khổ của mình, người đàn bà đã tự tử. Bà đã chết ngay trên cái giường ấy, và nhập vào thân của cô gái, rồi tạo ra nhiều hành động quái gỡ để đẩy cô con gái của gia đình đó vào nhà thương, nằm lại trên cái giường bà đã chết. 
Tự tử ra sao mình không biết, chỉ nghe cô ta đấm vào ngực rồi nói với bà mẹ “Cái nóng bức đau đớn hiện tại tôi đang chịu đây, bà có giải quyết được cho tôi không mà bà muốn tôi buông tha con bà”. Bà mẹ chỉ còn biết khóc, giải trình và tiếp tục năn nĩ. Bà mẹ đã tâm sự với em gái tôi, bà gõ mõ tụng kinh gì, cũng chẳng ăn thua.
Có lẽ, người đàn bà không tin có kiếp sau. Bà tưởng chết là hết, có thể trôi xuôi mọi đau khổ mà mình đang gánh chịu, nên đã tự tử bằng một thứ gì đó, mà thứ đó đã đốt nóng cơ thể bà khi chết. Có thể là thuốc rày. Nhưng chết không hết, chỉ như việc thay áo, hết thân này lại có thân khác. Cứ theo những việc thiện ác đã tạo trong đời mà đi. Lúc gần chết ấy lại rất quan trọng. Không thanh thản nhẹ nhàng thì không thể ra đi trong êm ái. Đi rồi, không thể có được một thân thể tốt đẹp với một cảnh giới tốt đẹp. Luyến ái, đau khổ, sân hận là cái nhân để mình có thân ngạ quỉ, súc sanh, địa ngục. Người đàn bà đang chịu thân ngạ quỉ với những đớn đau do tự tử mà ra. Lại nương vào cái thân ngạ quỉ đó mà nhập vào cô gái để làm khổ bà mẹ. Duyên lành ít quá nên khi khổ không gặp được ai khuyên nhủ để giải khổ, chỉ biết giải quyết nỗi khổ của mình bằng cách tự tử. Tự tử rồi lại trả thù, nên khổ không hết mà chỉ chồng thêm nhiều đau đớn.
Một vị bác sĩ không tin người chết trở về nhập vào người sống, đã xuống làm dữ. Nghe nói, sau phải tạm lánh mặt ở bệnh viện đó một thời gian, vì người đàn bà đó hung hăng quá.
Chuyện kết thúc ra sao cũng không biết, vì em gái tôi sợ quá đòi về bằng được. Bởi nó nằm sát giường người đàn bà. Chứng kiến toàn bộ câu chuyện, nó sợ quá nắm tay lại bắt ấn và niệm Phật thầm thầm trong bụng. Không ngờ người đàn bà trong thân cô gái đã quay qua nói với nó: "Tao không sợ đâu, mày đừng có niệm Phật hù tao". Những gì nó nghĩ là bảo bối có thể giúp nó qua cơn sợ hãi đã không còn tác dụng, nên con nhỏ hoảng quá, đòi về bằng được. Tôi cũng phải mang nó về, không thì không chết vì bệnh mà chết vì sợ.
Câu chuyện đó khiến tôi càng tin chắc chết không hết. Những nỗi buồn vẫn theo đó quanh mình. Không phải chỉ với mình mà còn cả người thân của mình. Nó nhắc nhỡ tôi không còn nghĩ đến chuyện tự tử, một việc khi nào cũng có thể xảy ra khi chúng ta gặp việc quá buồn. Mà thời đại này thì thiếu khối gì chuyện buồn dễ xảy ra. 


 DEATH – IT IS NOT THE END
Translate by Từ mẫn Nguyện 

When I was young, my mother often told me many fairy tales with the wishes and dreams in the next life.
She said that death was not the end of life.
If we perfected ourselves in virtue and accumulated wholesome deeds, the dreams we could not realize in the present life would come true in the next one.
And I absolutely believed it.
When I could not get something I wished, I saved one dollar from the amount of money for my breakfast in order to give the beggar sitting at the end of the market in the hope that in the future life, I would get what I could not have in my lifetime.
My mother said that the wishes were directly proportional to the wholesome deeds.
That meant that the more I wished, the more good deeds I had to cultivate.
When I grew up, doubts began to arise in my mind.
I wondered whether there was an afterlife so that my wishes could be fulfilled as a result of good things I performed in the present life or they were just words of comfort to help me to forget sadness.
It is said that Dalai Lamas can know where they will be reborn.
A Dalai Lama, before his death, told his female disciple that he would meet her in that city. And later, he did meet her in the form of a ten-year-old boy and told her exactly what he had said before as a Lama.
This does not mean that a next life only exists in fairy tales or in the noble masters’ treatises. Many events related to afterlife are mentioned a lot in the newspapers.
However, my doubts completely ended when my family witnessed what happened in Saigon hospital.


It was in 1996.
My youngest sister was brought to the hospital because of diarrhea.
Her bed was next to a young girl’s.
The girl’s husband was a Taiwan man.
She was possessed and harassed by an evil spirit.
It was the woman that had just died on the bed where the girl was lying.
She entered and dwelled in that girl.
I did not saw it nor witness the whole scene.
But my sister did.
The girl was never silent.
Most of the time, she tried to strangle her neck with the sheet.
She shouted angrily and beat herself violently.
Only when her husband and my sister’s boyfriend entered the room, did she lie quiet.
She shouted at almost of men and chased them out of the room except her husband and my sister’s boyfriend.
Through their conversation, we knew that there was a deep relationship between the dead woman and the girl’s family.
And this was not the first time they were in the hospital.
The girl came back home in some days then threw all bells and wooden fish (Buddhist musical instruments) and rushed to the street to be hurt in order to be brought exactly to that patient bed somehow.
Four strong men could not control her.
It seemed that there was such a serious problem between the dead woman and the girl’s family relating to the girl’s brother that the woman decided to kill herself to liberate from sufferings.
We did not know how her suicide was.
We only saw her beat her breast telling the girl’s mother: “Can you replace me to suffer from the hot I was suffering? How can you tell me to spare your daughter?”
The mother could do nothing but cry a lot.
She tried to explain and implored the dead woman for forgiveness but in vain.
She confided to my sister that she spent all her time striking the wooden fish and reading Buddhist scriptures but they did not help.
Perhaps, the dead woman did not believe in next lives.
She thought that death was the end of life.
She might believe that death could help her to escape all sufferings so she killed herself by a certain kind of poison.
And that poison burnt her body.
It made her feel very hot and very painful.
However, in fact, death is not the end.
It is just like taking off an old shirt to put on a new one.
Death is merely the end of the physical body we inhabit in this life.   
We will get another physical body and begin a new life and where we will be born is a result of the past and the accumulation of positive and negative karma.
The moment before death is very important.
If we are still in grief and sorrow at the death threshold, we cannot leave the world peacefully. 
Dying in such a way can lead us to be reborn in a bad realm with a bad physical body.
With attachment, suffering and anger as the seeds, we will surely be reincarnated in the realms of hungry ghosts, animals and hells.
The woman was painfully suffering in the form of a hungry ghost as the result of her suicide.
As a ghost, she entered the girl to torture the mother.
Because she did not sew enough wholesome deeds, nobody could help her out when she was in trouble.
And she thought of suicide as the best solution to end sufferings.
But, her sufferings did not really end.
Therefore, after death, she angrily took revenge of the girl’s family.
By doing so, she suffered much more.

A doctor did not believe that the dead could possess the girl so he scolded everybody rudely.
However, he had to leave the hospital temporarily because the ghost-possessed girl was so much violent.  

We did not know how the story ended because my sister was so terrified that she insisted on coming back home immediately.
Lying next to her and witnessing the whole scene, she was so scared therefore she silently recited the Buddha’s name.
But all of a sudden, the dead woman dwelling in the girl pointed at her and shouted: “Stop reciting the Buddha’s name. I am not scared at all. You cannot threaten me by such a recitation.”
My sister was seized with terror.
What she considered as precious objects to help her to overcome fear now became useless.
She was thus so frightened and wanted to return home right away.
Of course I had to take her home.
Otherwise, she would die of terror not from diarrhea.
The story reinforced my belief that death is not the end.
Grief and sorrow are still there following us and our relatives as well.
It reminds me not to think of suicide any more, a thing which people can commit when they are in despair and grief which are rather common in our modern time.

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát.




Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát. Đó là những từ đầu tiên giúp tôi biết Phật là gì. Khi nào có chuyện chi, con hãy niệm Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát nhớ chưa. Mẹ chỉ dặn như thế. Chỉ vọn vẹn như thế mà thôi. Có lẽ bà biết vòng tay của mình không bao nổi cuộc đời con gái nên đã dạy nó một câu mà theo bà, đủ để nó làm hành trang cho cả cuộc đời.
Tôi đã tin lời mẹ rất mực. Sợ trả bài cũng Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát. Bệnh cũng Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát. Thất tình cũng Nam Mô Quan Thế Âm Bồ tát. Một dòng đơn giản đó là chiếc thuyền đưa tôi qua nạn trả bài, quên nỗi đau của bệnh hoạn và ngủ yên trong những dòng nước mắt.
Những ngày lênh đênh trên sóng nước, tiếng niệm Phật càng đều đặn. Tàu nổ bình nhớt lui về Rạch Sỏi. Từ mũi tàu nhảy xuống, cái thai óc ách. Anh lội ngược dòng ba ngày về tới Sài Gòn. Tôi một mình vào trại giam, huyết bắt đầu nhễ nhãi. Các chú chở vào trạm xá Rạch Sỏi giao đó.
Bà trưởng trạm là người hiền lành, không hề nhìn tôi với ánh mắt tội nhân, chỉ thương tâm sao đi thì có đôi có đũa mà về chỉ có một mình. Tôi ừ è không giải thích. Không nói rằng anh phải về cho kịp để khỏi mất số tiền cuối cùng cho tên chủ tàu. Cái vốn lúc ấy quí hơn mạng tôi rất nhiều. Có đôi có đũa thì làm gì được cho tôi lúc này? Cũng chỉ một mình mà tiền bạc thì mất sạch.
Những người đàn bà thật lớn tuổi. Vậy mà họ vẫn sinh con. Sinh rất nhiều, kham khổ càng nhiều, nhưng tấm lòng thật cao cả. Họ hỏi tôi về chuyến vượt biên, về cái thai bị ra huyết và cho tôi ăn cùng. Thay phiên nhau cho hao phí được giảm nhẹ. Cơm trắng thịt kho nuốt vô ngọt lịm. Ngọt thịt mà ngọt cả tình người. Tôi bán sợi giây chuyền cho người khá nhất, phân lại một ít cho người khổ nhất, còn lại chuẩn bị cho một cuộc hành trình. 
Tôi trốn viện trong thân thể tiều tụy, áo quần rách bươi với một câu Nam Mô Quan Thế Âm Bồ tát. Cứ vậy mà đi, lững thững không sợ hãi. Vượt mức độ nào đó, con người không còn thấy sợ hãi nữa. Một trạng thái bão hòa. Cũng không thể bước nhanh hơn với cái thai đang óc ách không biết sổ lúc nào.
Đến bến xe Rạch Giá 10 giờ. Mọi tuyến xe đều hết. Chỉ còn một chuyến về Cần Thơ mà vé cũng không còn. Đu xe chui tôi không làm nổi. Đường Rạch Giá bấy giờ rất xấu. Có lên được chắc cũng chết dọc đường. Tôi chỉ biết niệm Phật với tâm trạng dửng dưng. Chết hay sống bây giờ không tồn tại. Có thể người ta sẽ đến đây mang tôi trở lại trạm xá. Có thể tôi sẽ chết ở đây, ngay tại chỗ này. Mọi thứ mơ hồ, dửng dưng và trống hoát. 
Rồi cũng về được Cần Thơ với tấm vé mua lại của một người đàn bà. Một người đàn bà nghèo khổ với hai đứa trẻ dơ dáy. Tôi thiếp đi trong nỗi mệt mỏi rã rời, không kịp suy nghĩ vì sao lại có người đàn bà đứng đó mua vé chờ mình, về đúng tuyến Cần Thơ, mà chỉ bán cho mình với giá chính thức trong thời buổi đắt đỏ cheo leo. Không kịp nghĩ cũng không kịp thấy. Tỉnh lại, bà đã xuống xe tự bao giờ. Cũng không một lời từ biệt cám ơn như với bà trưởng trạm.
Dì đón tôi với những dòng nước mắt và một cái ôm choàng. Huyết đã hết ra. Cái thai còn đó nhưng tím ngắt. Cô y tá năn nỉ tôi bỏ. Sốc thuốc, tôi ói liên tục, ói ra mật xanh mật vàng, ói đến mờ con mắt. Ói luôn tiếng niệm Phật không thể nào hốt lại được. Nhưng cái thai thì không bỏ. Dì khóc. Tôi thều thào “Đây có chùa nào không hả dì?”. Như chợt nhận ra, dì nói “Có, có. Dì đem con xuống thầy ni uống thuốc”. Thầy thanh khiết nhỏ nhẹ như con gái. Uống thang đầu, tôi hết ói. Uống mười thang tôi nuôi con gái đến bây giờ.
Tôi đã niệm Phật mười mấy năm, vượt qua bao khổ ách, nhưng lại không thể niệm Phật khi bán hàng. Không thể nào niệm được. Giây thần kinh mắc cỡ vẫn còn loanh quanh đâu đó. Niệm Phật vào quên lãng, dành thời gian cho gấu ó, tranh dành, bực bội với lo âu.
Mẹ bệnh nặng. Tiếng niệm Phật không còn hiệu quả. Tôi đã quên ngài và ngài đã bỏ tôi? Hay đằng sau những tiếng niệm Phật, vẫn còn một thứ gì khác? 
Mẹ mất ...



Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Thấy gì qua hình ảnh Vu lan bồn?





Cách đây mấy ngàn năm, ngài Mục Kiền Liên đã thỉnh cầu Thánh chúng cầu siêu cho mẹ. Nhờ lễ cầu siêu ấy, bà thoát kiếp ngạ quỉ, sinh vào thiên giới. Nói chính xác, nhờ lòng hiếu hạnh và nội lực của hàng Thánh chúng tác động, bà mở lòng buông bỏ tham sân, nên mới thoát được kiếp ngạ quỉ. Sự buông bỏ và mở lòng đó là NHÂN khiến bà sanh thiên. Những thứ còn lại chỉ là trợ DUYÊN. Nhân duyên hội đủ quả mới thành hình. 
“Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”. Ba cõi không ngoài tâm. Vạn pháp đều do phân biệt tạo tác mà có. Một thế giới tranh tàn đau thương hay hạnh phúc ấm no, tùy thuộc vào những gì mà người ở thế giới đó tạo ra trong quá khứ. Ai tạo nhân, đủ duyên người ấy gặt quả. Không tạo nhân, dù duyên nhiều bao nhiêu, cũng không có quả để gặt. Vì thế, khủng bố tràn lan nhưng không phải ai cũng bị tai họa vì khủng bố. Không phải có sóng thần thì ai cũng chết vì sóng thần. Y học tiến triển rất mực, nhưng không phải vì thế mà mọi bệnh tật đều được cứu chữa. Vẫn có người chết vì sự tiến bộ của khoa học. Khoa học mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng tác hại từ nó cũng không nhỏ. Bởi mọi thứ còn tùy thuộc vào suy nghĩ và hành động của từng người. Cái quả mình nhận được luôn tương thích với cái nhân mình đã rạo ra trong quá khứ. Có thể là trong hiện đời, có thể là trong tiền kiếp. Ðã có quả tức phải có nhân, không có chuyện tự nhiên. Từ mình mà ra, nên phải tự mình giải quyết vận mệnh của mình. Các thứ bên ngoài chỉ là trợ duyên giúp mình giải quyết cái nhân, mình đã gầy tạo trong quá khứ.  
Một lần đi dạo cùng thiền sư Phật Ấn, Tô Ðông Pha thấy tượng Quán Thế Âm cầm chuỗi niệm Phật, ông hỏi : 
- Quán Thế Âm là người để ta lễ bái, vì sao trên tay còn cầm chuỗi niệm Phật?
- Ðó phải hỏi chính ông
- Sao con biết niệm ai?
- Niệm Quán Thế Âm chứ ai!
- Sao lại phải niệm mình?
- Vì cầu người không bằng cầu mình. 
Cầu người không bằng cầu mình, vì mình là kẻ gieo nhân mà cũng là kẻ thừa hưởng cái nhân ấy. Không có gì thay đổi, khi tâm mình còn đầy tham dục và sân hận. Mọi thứ chỉ thay đổi khi suy nghĩ và hành động của mình thay đổi. Không thể có một hoàn cảnh tốt đẹp, khi thân khẩu ý của mình hoàn toàn bất thiện. Niệm Phật cầu tha lực, là lấy một niệm Phật trừ đi một niệm ác. Niệm niệm niệm Phật là để niệm niệm hành thiện. Tha lực mới hiển. Cầu tha lực, mà không niệm Phật cũng không dừng ác hành thiện, thì chưa từng có tha lực nào ứng được. 
Nhận ra được điều ấy, mình sẽ hạn chế bớt những đổ thừa trách cứ, cũng như hạn chế bớt những tư tưởng và hành động vị kỷ. Chư Tôn đức có lập đàn tràng tế độ nhân sinh, thì cũng như Mục Kiền Liên, vì hiếu từ mà thỉnh cầu chư Tăng độ mẹ, hy vọng thế giới bình an, người sống hạnh phúc, người chết siêu thăng. Nhưng nếu mỗi người, sống cũng như chết, không tự buông bỏ tâm vị kỷ của chính mình, như bà Thanh Ðề buông bỏ tâm tham hận, thì mọi thứ vẫn y nguyên, không có gì thay đổi. DUYÊN cầu nguyện bên ngoài dù đủ mà NHÂN bên trong của mỗi người không tốt, thì mọi thứ vẫn hoàn không. 
Cho nên, lập đàn tràng tế độ nhân sinh không phải để cầu cho khủng bố thiên tai hay hoạn nạn hết hoành hành, mà chính là cầu cho mọi người chúng ta có cái nhìn đúng đắn về thực lý Nhân Duyên đang chi phối thế giới này, cầu cho tất cả chúng ta phát tâm hướng thiện và hành thiện. Tâm bớt bạo tàn tham dục, thì khủng bố thiên tai mới có ngày chấm dứt. Khủng bố dẹp rồi mà tâm con người không hết tham sân, sẽ có các loại nạn tai khác xảy ra cho tương thích với những gì mà nhân loại đã gieo ...