Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Nghề là nghiệp (Jobs are karma)

Không ai còn thấy gì khi đang cắm đầu trong guồng máy danh lợi. Nghiệp là nghề. Sư Hưng đã nói như thế với tôi. NGHỀ thì tôi hiểu nhưng NGHIỆP thì không. Không hiểu nghiệp là gì nên tôi nhớ rất rõ 3 từ đó mà không thấy được hết những gì Sư muốn nói.
Không ai hiểu hết những gì mình đang làm. Cái đáng tội nhất của con người là ở đó.
Nghề là thứ mang lại miếng cơm manh áo cho mình. Ngày này sang ngày khác mình cứ thế mà cắm đầu cắm cổ chạy vạy miếng ăn cho bản thân và gia đình. Tiền bạc là thứ quí giá, bởi nó giải quyết được mọi thứ ở cuộc đời. Có tiền sẽ có tất cả. Người ta nghĩ như thế. Chỉ khi cái chết xuất hiện nó mới hết giá trị. Vì thế ai cũng muốn có một nghề, một nghề hái ra tiền thật nhiều, bất kể những gì phát sinh từ nó.
Không ai thấy được rằng cái nghề ấy đang được in hình rất sâu trong tâm thức của mỗi người. Nó đang giúp mình hình thành một thói quen. Người ta chỉ thực sự bỏ nghề khi tuổi đã xế chiều hoặc không còn cử động chân tay được nữa. Bỏ trong điều kiện bắt buộc (không phải tự ý thức) nên tuy không còn hiện diện, nó vẫn âm ỉ đâu đó trong tiềm thức, rồi vận hành tiếp tục vào những kiếp sau.
Nghề chính là nghiệp. Nghiệp chính là thói quen. Nghề tạo cho ta những thói quen. Một nghề lương thiện tạo cho ta những thói quen lương thiện. Một nghề bất thiện tạo cho ta những thói quen bất thiện. Song cũng có những nghề lương thiện mà lại nẩy sinh những thói quen bất thiện. Cái râu ria ấy phát sinh là do tham dục của con người. Cho nên, một việc làm để nuôi thân không có gì đáng sợ. Cái đáng sợ chính là những thứ râu ria quanh nó.
Cái râu ria ấy một khi đã thành thói quen, nó có lực dẫn mình theo nó một cách mù quáng không thể nào cưỡng được. Mỗi thói quen đều có lực của riêng nó. Mình chỉ nhận ra được cái lực ấy khi mình muốn dứt bỏ hoặc ngăn chặn nghiệp lại. Sau mấy chục năm lăn lộn khổ não ở đời, tôi mới hiểu hết những gìø Sư Hưng đã nói ...
Những ngày chồng ở tù, tôi tập quen với quầy thuốc lá và chiếc xe bánh trước nhà. Người phụ nữ làm nghề mưa mốc qua đường. Chị mộc mạc dễ thương nhưng cuộc đời thật tội nghiệp. Như trả ơn cho cái mộc mạc dễ thương đó, một người đàn ông đã đến, bỏ qua những chuyện mưa mốc, giúp chị có mái nhà ấm êm vui vẻ. Bẵng đi một thời gian, tôi lại thấy chị xuất hiện với cái nghề mưa mốc ngày nào. Chị nói chị buồn, không quen nhà êm cửa ấm. Cuộc đời lang bạt quen rồi. Chị bỏ chồng trở lại đường xưa. Chị muốn được tự do. Tôi ngao ngán cho cái muốn tự do của chị. Mưa mốc đã trở thành nghiệp dĩ và người ta bị cuốn lăn trong cái nghiệp dĩ ấy của mình. Không cần biết hậu quả thế nào và ngày mai sẽ ra sao.
Buôn bán không phải là nghề của tôi. Bởi tôi không thích nó chút nào. Tôi gánh nó chỉ vì chồng ở tù và chỉ có chị mới giúp tôi có đồng ra đồng vào trong hoàn cảnh khó khăn. Tôi theo chị bắt đầu nghiệp buôn bán. Tôi buôn bán nhưng hồn để tận đâu đâu. Bà chủ sạp đuổi mấy lần, bởi “khuôn mặt hãm tài không thể nào chịu nổi”. Buôn bán không xấu nhưng những cái râu ria như thế mà nó thành xấu. Tôi càng ghét cái nghề mua bán kinh khủng. Ghét những con người đầu môi chót lưỡi tráo trở điêu ngoa. Nhưng có đồng ra đồng vào tôi cũng thấy vui vui, rồi quen dần trong vòng xoáy đó. Cũng phải tập quen như dùng cơm bữa hằng ngày. Thiếu nó, bụng mình sẽ trống rỗng.
Những ngày chồng về là những ngày tôi thoát khỏi kiếp lang thang và trở thành bà chủ hẳn hoi. Bà chủ thì không phải là kẻ lang thang. Vì bà chủ có quyền lực và tiền bạc. Trong dòng xoáy mua bán, không có nhân quả và thất bại mình không có thời giờ nhìn lại con người mình. Không biết khi nào mình mới tỉnh để nhảy khỏi cái vòng xoáy kinh hoàng đó. Mở mắt ra là đếm tiền. Không có thì giờ để hưởng thụ. Ăn không được, ngủ không yên, luôn sống trong sợ hãi nhọc nhằn, nhưng cả chồng và tôi, không ai có ý buông bỏ dù chỉ một phút. Cứ cắm đầu cắm cổ như con thiêu thân a vào bóng đèn dù tiền bạc không biết để làm gì. Không phải vì thiếu ăn mà vì không thể dừng được. Thứ lực ấy cứ dí mình vào với tiền bạc và danh vọng. Chèn ép. Tàn nhẫn. Quên mất nụ cười thỏa mãn của mình là nước mắt đau khổ của người khác. Quên mất sự chèn ép của mình là nỗi uất ức của bao người. Không ai cho mình có thời gian để suy nghĩ mình cần nhiều tiền như thế để làm gì, mình còn đủ thời gian để tranh giành không, hay nửa đường lại chết thảm như bố? Mình không có thời gian để suy nghĩ, cứ cắm đầu cắm cổ làm theo một thói quen. Một lực nào đó đang cuốn chặt lấy mình và đẩy mình bương tới trước, bất kể tất cả, chỉ có tiền ...
Chỉ khi sự trả vay của nhân quả đủ duyên, cá lớn nuốt mình như mình từng nuốt cá bé, mình mới kịp nhận ra nỗi uất ức mà người ta phải chịu dưới tay mình. Chỉ đến khi tiền mình không cánh mà bay, mình mới thấy mọi thứ ở thế gian là vô thường. Mình mới biết nghĩ đến cái chết của bố và soi rọi những hiện tượng đang diễn ra chung quanh. Không ai thoát được nhân quả. Nhân quả trả vay không hề sai chạy. Thật rùng mình! Tiền không phải là thứ mà mình có thể ôm giữ suốt đời. Nó đến mau thì có thể ra đi cũng rất mau. Nhưng những gì mình đã tạo thì vẫn còn đó. Không đè lên đầu mình thì sẽ là con mình, người thân của mình, làm sao đó để mình trả thông cái quả đau đớn kia. Một cái nhân đã gieo, đủ duyên cái quả sẽ tròn đầy, không chóng thì chầy. Nỗi vui thì qua mau nhưng nỗi buồn thì nặng trĩu. Mình cảm được nỗi vui nhưng quên mất cái buồn.
Mua bán thương trường không phải là nghề tôi thích, nó không phải là loại nghiệp tôi phải nối tiếp từ kiếp trước. Nhưng giẫm chân vào đó rồi, mình cũng bị nó dẫn chạy như một con thiêu thân. Nghiệp lực thật kinh hoàng. Thất bại và đau khổ là động lực đưa mình đến vinh quang và thành công, cũng là thứ giúp mình thành cương quyết và tàn nhẫn. Chính nó, cũng là thứ giúp mình dừng đi những ác nghiệp trong thương trường. Phải biết cảm ơn thất bại và đau khổ. Không có nó, không ai có thời gian để suy nghĩ về những gì mình đã làm, không làm sao dừng được phần lực nghiệp mình đã tạo.
Thương trường không xấu nhưng kết hợp với lòng tham của con người mà mọi thứ thành xấu. Một cái nhân bất thiện đủ duyên sẽ cho ra cái quả bất hạnh. Cái quả bất hạnh đó chính là cái nhân trói mình vào những nỗi bất hạnh kế sau. Những người đánh cá sẽ làm gì khi sinh ra trên bãi biển mênh mông nghèo khó mà chung quanh chỉ toàn là người đánh cá? Sẽ lớn lên với một nghề đánh cá. Để rồi quay cuồng trong sóng dữ và những cơn thịnh nộ của đất trời. Cứ vậy mà in hằng vào những kiếp sau.
Không thử một lần ngẩng đầu nhìn lại, sẽ theo dòng, mãi miết tận đâu đâu. 


  

JOBS ARE KARMA
(Từ mẫn Nguyện dịch)


Nobody can see anything once wallowing in the machine of fame.
Jobs are karma. Master Hung told me so. I can understand jobs, but I cannot understand what karma is. Because I don’t understand it, I remember his three words very clearly. However, I really don’t know what he implied.
Nobody can understand what he or she is doing. This is the most pitiful thing of human beings.
Jobs bring us food, clothes etc. Therefore day after day we move heaven and earth to work hard to support ourselves and our family. Money is the most important thing because it can solve everything in life. When we have money, we can get everything. We think that money is everything until the Death knocks at our house, money becomes useless. So we all want to have a job which can bring us a lot of money regardless of what arises from it.
Nobody can see that our job takes a deep root in our mind. It helps us to have a habit. We really stop working when we are at the old age or we cannot work anymore. In other words, we are compelled to stop it by the situations, not from our self-conscious. So it is still there in our subconscious. And its operation will continue in the afterlife.
Jobs are karma. Karma is our habits. Our jobs create habits. Wholesome jobs give us good habits. Unwholesome ones create bad ones. However, wholesome jobs can sometimes create unwholesome habits. It is due to human greed that arise so many dangerous “accessories”. So, doing a job to support ourselves is ok. But what is scary is those “accessories”!
Those “accessories”, once become our habits, have a terrible power which can control us  so much that we cannot resist. Every habit has its own power. We can only recognize that power when we really want to get rid of it or to stop karma. Finally, after many years of ups and downs in life, I can completely understand what Master Hung said.
When my husband was in prison, I had to sell cakes and cigarettes in front of my house. In those days, I met a street-lady. She was very miserable. But she was very simple and cute. And maybe it was her simple inner beauty that brought her a kind-hearted man. He agreed to marry her without caring about her dirty past. He gave her a happy family.
Time passed by …
Then one day I surprisingly met her wander in the street making money by her previous job. She told me that she was sad. She could not get accustomed to the happy family life. She remembered her errant days. She left her husband and came back to her debauched stylelife. She wanted freedom. I was very tired of her so_called freedom. Street_walking became her karma. And she was swept away by her own karma without caring what would happened tomorrow .
Business was not my career. Just because I did not like it. However, I did it because my husband was in prison and only his sister could help me to earn living in those difficult time. I began my business with her, but my mind was in the moon. This may be made me have an unlucky face and be fired so many times.
Business was not bad. But the “accessories” arising from human greed made it too bad. So I hated business so much. I hated evil, shifty people with a sweet tongue. However, I also felt happy to get some money. And I gradually get used to that whirl. It became something very familiar with me like daily meals. Without them, my stomach would be empty. 
When my husband came back home, my wandering life ended. I became the owner of a small shop. Of course, the owner was not a wanderer because I had money and power. But in that whirl of business, if there were not failure or karmic results, I could not have time to reflect myself. I did not know when I could be awakened to jump out of that terrible whirl.
Everyday, after getting up, I wallowed in counting money. I did have time to enjoy life. My husband and I were always worried and scared. We could not eat well nor sleep soundly. But we never have a thought of giving up, even in only one minute. As the mayflies stupidly rushed into the lamp to be burnt later, we worked and worked all the day long though we did not know why to earn so much money. We blindly rushed forward.
We could not stop.
We could not stop not because of lack of food or poverty, but because we could not. It seemed that there was a seductive power to push us to wallow in fame and money. Oppression! Cruelty! We forgot that our satisfactory smiles were others’ unhappy teardrops. We did not know that our oppression were many people’s resentfulness.
Nobody gave us time to think why we needed so much money.
We did not have time to wonder whether we could have enough time to compete or die suddenly as our father did.
We did not have time to look back or to think.
What we were doing just followed our habits. A magic power seemed to dominate us completely and forced us to rush forward regardless of consequences. We just knew money. Only when we reaped what we had sown once suitbale conditions were met, when the big fish swallowed us as we did smaller ones, we could recognize the resentfulness we caused to others. Ony when our money suddenly flew away, we could know that everything in this world was impermanent.
At that time, we knew to think about our father’s death and began to illuminate every phenomenon around us. The law of cause and effect is never wrong. It influences everybody. Nobody can escape from it. It is so terryfying!
Money is not what we can have forever. It easily comes then it easily goes. But what we do is still there. According to the evil deeds we has sown, evil reaps will follow as consequence, otherwise the evil reaps will fall on our family, our children or our relatives somehow we must reap for our evil deeds.
A seed which has been sown will eventually blossom into the  fruitation when suitbale conditions come their way, sonner or later. Happiness is fugitive. But sadness is very heavy. We easily feel happiness, but we often ignore sadness.
Business was not my favorite job. It was not the karma to be continued from the previous life. However when I wallowed in it, I was under its control like a mayfly. How terrible the karmic power was! Failure and sufferings are motives to lead us to success and glory. They also make us decisive and cruel. However they help us to stop unwholesome karma in business. Therefore, we should thank them. Because without them, we have no time to think of what we have done or to stop our karma.
Business is not bad. It becomes bad when combined with human greed. A bad cause, when there are suitbale conditions, will produce a bad effect. That  effect will become the cause to bind us in the cirle of unwholesome karma.
What will fishmen do, when they are born in the immense sea? They grow up and they have to catch fish to earn living. They do not have another choice. Catching fish becomes their job and their karma as well. They are in a whirl of angry seas, in the wrath of heaven and earth. And this will be engraved in their mind and repeated in the following lives.
If we don’t stop to turn back just one time, we do not know where we are drifting.    


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét